Thoát vị đĩa đệm là gì? Bệnh có nguy hiểm và chữa khỏi được không? | OKyou Vietnam
Thoát vị đĩa đệm là gì? Bệnh có nguy hiểm và chữa khỏi được không? | OKyou Vietnam
Thoát vị đĩa đệm là gì? Bệnh có nguy hiểm và chữa khỏi được không? | OKyou Vietnam
Thoát vị đĩa đệm là gì? Bệnh có nguy hiểm và chữa khỏi được không? | OKyou Vietnam
Thoát vị đĩa đệm là gì? Bệnh có nguy hiểm và chữa khỏi được không? | OKyou Vietnam
Thoát vị đĩa đệm là gì? Bệnh có nguy hiểm và chữa khỏi được không? | OKyou Vietnam
Tin tức
Thoát vị đĩa đệm là gì? Bệnh có nguy hiểm và chữa khỏi được không? | OKyou Vietnam
Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp nguy hiểm và phổ biến. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp và thậm chí là tàn phế, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thoát vị đĩa đệm l4 l5 và l5 s1 là thường gặp hơn cả.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là vấn đề xảy ra đối với một hoặc một số đĩa đệm nằm giữa các đốt sống. Theo chuyên gia, muốn biết thoát vị đĩa đệm là gì, cần phải hiểu rõ cấu tạo của đĩa đệm. Một đĩa đệm cột sống giống như một mẩu đệm cao su, với một nhân nhầy mềm được bao bọc bởi một lớp cứng hơn ( bao xơ ) ở bên ngoài. Trượt hay thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy bị thoát ra bên ngoài qua một vết rách ở bên ngoài bao xơ. Để hiểu rõ hơn bệnh thoát vị đĩa đệm là gì, các bạn có thể tham khảo hình phía dưới.
Thoát vị đĩa đệm có được chia làm 2 loại dựa vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Đó là:
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng là vị trí chịu nhiều tác động nhất của cơ thể. Hướng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể ra sau, ra trước, lệch sang 2 bên hoặc vào thân đốt gây chèn ép rễ thần kinh vùng cột sống lưng. Vị trí đĩa đệm bị thoát vị phổ biến nhất là L4 L5 và S1. Nguyên nhân đáng lưu ý nhất gây ra tình trạng bệnh lý này là chứng thoái hóa cột sống thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ gây ra những triệu chứng đau nhức vùng cổ, vai, sau gáy. Nếu để lâu mà không được chữa trị, các cơn đau sẽ lan xuống vùng cánh tay, bàn tay gây tê mỏi tay, và hạn chế các cử động.
Tuy không phổ biến như đối với vùng lưng. Nhưng thoát vị đĩa đệm cổ gây ra những triệu chứng khó chịu và nguy hiểm hơn như: Thiếu máu não, liệt nửa người…
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Theo chuyên gia triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm rất đa dạng. Rất dễ bị nhầm lẫn với một số căn bệnh khác. Ở những vị trí thoát vị đĩa đệm lại gây ra những triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:
Cột sống vùng lưng rất dễ gặp phải những chấn thương, và đây cũng chính là vị trí thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất. Những đĩa đệm dễ bị thoái hóa nhất là L4 L5 và L5 S1 với những biểu hiện sau:
- Đau ngang thắt lưng diễn ra sau khi vận động mạnh, mang vác vật nặng hoặc sau chấn thương. Cơn đau diễn ra âm ỉ, đau tăng khi vận động, hắt hơi, ho và giảm dần khi nghỉ ngơi một chỗ.
- Hạn chế khả năng vận động khiến việc đi lại gặp khó khăn. Đây là triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình. Đau khi cúi người, vươn người, bê vác đồ vật nặng…
- Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm gây ra các triệu chứng tê chân tay. Cảm giác ngứa ran, tê chân, tê bàn chân khi khóm hoặc cúi người.
- Rối loạn cơ thắt, nguyên nhân là do dây thần kinh thắt lưng bị chèn ép.Gây ra các hiện tượng như bí tiểu, tiểu khó, tiểu rát, đại tiểu tiện không tự chủ.
- Tuy nhiên, triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng điển hình nhất mà chúng ta phải nhắc tới đó chính là đau thần kinh tọa. Đặc điểm của những cơn đau dây thần kinh tọa là vị trí đau chạy từ thắt lưng hông xuống đùi, kéo tới các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
Tìm hiểu thêm về Triệu chứng thoát vị đĩa đệm và các biểu hiện cần gặp
Cơn đau vùng cổ cũng có những tính chất giống với cơn đau vùng lưng, nhưng biểu hiện tại những vị trí khác. Các đĩa đệm nằm giữa các đốt sống c4 c5, c5 c6 thường bị thoát vị nhất.
- Bệnh gây ra những cơn đau và tê vùng cổ, rất khó chịu.
- Đau lan sang cả vùng vai gáy và vùng đầu.
- Dây thần kinh ở cột sống cổ bị chèn ép gây ra hiện tượng tê vùng cẳng tay, bàn tay và các ngón tay. Cảm giác tê tăng khi vận động tay.
- Khi cơ tay bị yếu, teo cơ tay với các triệu chứng khó cầm nắm đồ vật, cầm đồ thường bị rơi. Điều này đồng nghĩa với việc thoát vị đĩa đệm đã ở giai đoạn nặng.
Ngoài những triệu chứng thoát vị đĩa đệm kể trên. Trong nhiều trường hợp, người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, cho đến khi phát hiện ra thì đã quá nặng. Do đó, cần định kỳ thăm khám sức khỏe, cũng như cần có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, đa phần trong số đó là do quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài ra còn nhiều lý do khác cụ thể là:
- Quá trình thoái hóa sinh học: Càng lớn tuổi thì đĩa đệm càng mất nước, dễ bị bào mòn và tổn thương. Tạo điều kiện thuận lợi để đĩa đệm thoát vị ra ngoài.
- Hoạt động sai tư thế: Tư thế sai khiến cột sống quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom, vẹo cột sống…
- Chấn thương: Ngã, ngồi dập mông xuống đất, tai nạn khiến bao xơ nứt rách, nhân nhầy thoát ra.
- Chế độ sinh hoạt: Hút thuốc, ăn uống thiếu chất, thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống.
Tìm hiểu thêm về Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm? Nỗi đau thâm kín
Các yếu tổ rủi ro
- Đặc điểm ngành nghề: Nha sĩ, nhân viên văn phòng, công nhân, nông dân những người làm việc chân tay nặng nhọc. Chính là những đối tượng dễ bị thoát vị nhất.
- Di truyền: Người có cấu tạo cột sống yếu dễ di truyền sang những thế hệ sau.
- Cân nặng:Trọng lượng cơ thể quá khổ gây thêm căng thẳng cho các đĩa đệm ở lưng dưới của bạn.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 S1 là gì?
Cột sống thắt lưng gồm nhiều đốt nhưng dễ tổn thương nhất thường gặp ở vị trí L4 L5 S1. Thoát vị đĩa đệm l4 l5 hay l5 s1 thể trung tâm, lệch trái phải 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 7mm, 8mm rất phổ biến mà nhiều người bệnh mắc phải.
- Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là hai đốt sống thấp nhất trong cột sống, có chức năng hỗ trợ các cơ quan khác trong cơ thể và giúp cơ thể chuyển động linh hoạt theo nhiều hướng khác nhau.
- Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là đốt thắt lưng thứ 5 và xương cùng thứ nhất. Đốt L5 S1 được coi là bản lề của cột sống, nơi phải chịu nhiều sức ép của trọng lượng phần trên cơ thể và giúp cột sống có thể chuyển động về nhiều phía.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5 s1 xảy ra khi đĩa đệm ở các vị trí này bị tổn thương, rách trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép rễ thần kinh, hẹp ống sống.
Theo thống kê, hầu hết bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở vị trí L4/L5 và L5/S1 thể trung tâm hoặc lệch trái phải 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 7mm, 8mm. Từ 7mm trở đi khi đó bệnh nặng và điều trị gặp khó khăn hơn.
Phân loại thoát vị đĩa đệm L4 L5 S1
- Thoát vị đĩa đệm L4/L5 bên phải 3mm gây hẹp lỗ tiếp hợp, chèn ép rễ thần kinh L4 bên phải.
- Lồi đĩa đệm trung tâm tầng tầng L4 L5 không chèn ép rễ dây thần kinh hai bên hoặc chèn ép khoang dưới nhện.
- Thoát vị đĩa đệm L5/S1 thể trung tâm lệch bên phải 4mm, gây hẹp lỗ tiếp hợp, chèn éo rễ dây thần kinh S1 phải.
- Thoát vị thể trung tâm tầng L4/L5, thoát vị thể cạnh trung tâm lệch bên trái tầng l5/S1. Bệnh chèn ép rễ thần kinh S1 trái trong ống sống khiến ống sống hẹp ngang mức đường kính sau 10,5mm.
- Thoát vị đĩa đệm L4/L5 và L5/S1 chèn ép rễ dây thần kinh L5, S1 cả hai bên khiến ống sống bị hẹp.
- Thoái hóa, thoát vị đĩa đệm L5/S1 dẫn đến hẹp lỗ tiếp hợp phải, hẹp ống sống và chèn ép vào rễ thần kinh S1 bên phải.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Tủy sống không kéo dài vào phần dưới của ống sống. Ngay dưới thắt lưng, tủy sống tách ra thành một nhóm rễ thần kinh dài giống như đuôi ngựa. Hội chứng đuôi ngựa là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Hiếm khi, thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép toàn bộ rễ thần kinh dài. Phẫu thuật khẩn cấp có thể là cách để phòng ngừa tê liệt vĩnh viễn.
Ngoài ra, cần tìm đến sự chăm sóc của bác sĩ ngay khi xuất hiện các biểu hiện sau:
- Chèn ép rễ thần kinh gây đau: Các cơn đau thường xuất hiện kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến chân do rễ thần kinh bị chèn ép. Khi hoạt động mạnh, ho, hắt hơi, di chuyển, đứng hoặc ngồi lâu làm cho cơn đau càng thêm khó chịu.
- Rối loạn cảm giác: Thường xuất hiện ở vùng da tương ứng với các rễ thần kinh bị tổn thương. Biểu hiện đặc trưng là cảm giác nóng, lạnh và xúc giác bị rối loạn.
- Rối loạn vận động: Người bệnh có thể bị hạn chế vận động, thậm chí là bị bại liệt.
- Rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi: Hiện tượng bí tiểu, tiểu không kiểm soát, hiện tượng nước tiểu chảy rỉ ra. Nguyên nhân là do cơ thắt kiểu ngoại vi bị liệt, dẫn đến không thể giữ nước tiểu.
Tìm hiểu thêm về Căn bệnh Phình lồi đĩa đệm có thật sự nguy hiểm
Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Để giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không của nhiều bệnh nhân, chuyên gia cho biết: Bệnh chỉ được coi là chữa khỏi hoàn toàn khi và chỉ khi cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Các phương pháp điều trị bằng tây y, ngay cả phẫu thuật và thay đĩa đệm nhân tạo cũng chỉ là cách giải quyết tạm thời. Không thể chữa khỏi triệt để bệnh thoát vị đĩa đệm.
Tuy nhiên, có một tin vui cho nhiều người bệnh là một số biện pháp điều trị có thể giúp thuyên giảm đến tình trạng bệnh. Ở đây hiểu đơn giản là không tác động dao kéo vào vị trí bị thoát vị. Mà sử dụng các phương pháp giúp phục hồi đĩa đệm như: các bài thuốc dân gian, vật lý trị liệu, sư dụng ghế bảo vệ cột sống,…
Tìm hiểu về Ghế bảo vệ Cột sống - Kneeling chairs tại đây
Việc điều trị thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có thể kể đến thời gian bị bệnh, mức độ phù hợp của phương pháp điều trị và đặc biệt là thái độ của người bệnh. Bởi việc chữa trị căn bệnh này là cả một hành trình. Cần đến sự kiên trì của người bệnh cũng như người nhà.
--------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PRO
Điện thoại: 0913361681
Mã số thuế : 0313107872
Trụ sở chính: 1090 Quang Trung - P.8 - Q.Gò Vấp - TP.HCM
Website: https://okyou.com.vn/
Email: Okyou.vietnam@gmail.com